HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA CÁC EM HỌC SINH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ MƯỜNG PHĂNG

Chủ nhật - 08/12/2019 04:06
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO  CỦA CÁC EM HỌC SINH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ MƯỜNG PHĂNG

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

CỦA CÁC EM  HỌC SINH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ MƯỜNG PHĂNG

Với mục đích giúp học sinh có thêm những hiểu biết về lịch sử địa phương, giáo dục niềm tự hào và tình yêu quê hương, ngày 8/12/ 2019 được sự thống nhất của  Ban giám hiệu trường THCS Trần Can và  giáo viên chủ nhiệm lớp 9A1; hội cha mẹ học sinh lớp 9A1 đã tổ chức buổi thăm quan, học tập trải nghiệm đầy ý nghĩa cho 34 học sinh trong lớp tại khu Di tích lịch sử Mường Phăng.
          Tại buổi học tập, trải nghiệm Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các em học sinh đã tổ chức lễ dâng hương trang trọng.
         Sau đó các em học sinh được nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử ra đời, những kiến trúc đặc trưng, những câu chuyện vừa huyền bí vừa hào hùng liên quan đến khu di tích lịch sử Mường Phăng.

FE

         Khu di tích lịch sử Mường Phăng tọa lạc trong thảm rừng nguyên sinh dưới chân núi Pú Đồn, thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên. Đây là nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong 105 ngày (từ 31-1-1954 đến 15-5-1954). Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ được xây dựng dọc theo con suối nhỏ trong rừng Mường Phăng, chạy quanh chân núi, trên một diện tích tự nhiên khoảng 90km2. Nơi đây được bà con địa phương  trìu mến gọi là “rừng Đại tướng,” và gọi vị Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam thuở ấy là “già bản Võ Nguyên Giáp”.
 

Tại căn cứ Mường Phăng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Bộ chỉ huy Chiến dịch đã đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công có tính chất quyết định, mà đỉnh cao là lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận vào ngày 7-5-1954, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.

Các công trình của Sở chỉ huy được bố trí thành một hệ thống liên hoàn, bí mật và an toàn. Đến nay, khu di tích Mường Phăng vẫn lưu giữ được các công trình có giá trị lịch sử tiêu biểu như: Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Lán ở, nơi làm việc, hầm ngủ của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, và trạm gác tiền tiêu, lán ngủ điện báo viên, hầm tổng đài điện thoại, lán làm việc của Ban Thông tin, nhà tác chiến - nơi giao ban hàng ngày của Bộ Chỉ huy, hội trường - nơi diễn ra các Hội nghị cán bộ do Đảng ủy và Bộ Chỉ huy triệu tập, bếp Hoàng Cầm... tất cả được chỉnh trang, tu sửa gọn gàng trong khu di tích Mường Phăng.
 

TG

Đặc biệt, đường hầm xuyên núi dài 96m, nối lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sang lán Phó Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái cũng được thắp sáng cho du khách vào tham quan. Ngoài ra, gần Sở chỉ huy ở Mường Phăng còn có đài quan sát trên đỉnh đồi cao, có thể nhìn bao quát thung lũng Mường Thanh.
Đến với Mường Phăng, các em còn được thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên xanh mượt, khí hậu mát mẻ, trong lành và đón nhận tình cảm thân thiện của người dân nơi đây, cũng như được tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái trong vùng.

Sau đó, các em còn được vui  chơi trải nghiệm ở khu nhà nghỉ Trúc An. Với phong cảnh hữu tình, địa điểm đẹp, các em tự chuẩn bị và tổ chức được bữa tiệc ngoài trời vui vẻ. Các thầy cô giáo các bậc phụ huynh rất vui khi chứng kiến sự trưởng thành của các em.   

FDG


          Với những kiến thức có được sau buổi học tập trải nghiệm, mong rằng mỗi học sinh lớp 9A1 trường THCS Trần Can sẽ thêm tự hào và quyết tâm học tập, cống hiến, để xứng đáng với lời dạy bảo quý báu của Bác.
Một số hình ảnh trong buổi trải nghiệm:
 

JH
TH
FDH
RF
RT
FDG
12




 

Tác giả: Hoàng Thị Hương

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây